Giúp bạn đến shop nhanh nhất có thể
Chia sẻ phương pháp và cách đấu dây loa, cách kết nối dây loa cơ bản cho người mới. Đảm bảo thành công 100% khi kết nối dây loa với hệ thống dàn âm thanh karaoke, hội trường và đám cưới.
Cách đấu dây loa cơ bản chắc hẳn trong chúng ta ai cũng biết ít nhiều về chúng, tuy nhiên đấu dây loa như thế nào để có tín hiệu âm thanh tốt nhất là điều không phải ai cũng làm được. Ở mỗi cách kết nối dây loa đòi hỏi nhiều kỹ thuật giai đoạn cụ thể, qua bài viết này kỹ thuật viên của amthanhsankhau sẽ chia sẻ đến cho các bạn những phương pháp đấu và kết nối dây loa cơ bản cho dàn âm thanh chuyên nghiệp, đảm bảo thành công 100% cho ra âm thanh chuẩn và hay nhất.
=>> Các bài viết xem nhiều nhất:
Giới thiệu các dòng amply nhập khẩu thương hiệu Soundking
Hướng dẫn mua cục đẩy công suất phù hợp với loa
Việc đấu dây loa cho cả một hệ thống dàn karaoke, dàn âm thanh hội trường là công việc của các nhân viên kỹ thuật khi bạn setup hệ thống âm thanh chuyên nghiệp. Nhưng trong một trường hợp nào đó bạn sẽ phải tự mình thực hiện công việc này. Dưới dây chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về một số thuật ngữ của dây dẫn âm thanh và 4 cách đấu dây loa để có tín hiệu âm thanh tốt nhất.
- Đấu loa song song: Đây là cách đấu cơ bản nhất mà nhiều người vẫn hay sử dụng. Hai hoặc nhiều loa được gọi là đấu song song (Paralel) khi các cực cùng tên được đấu với nhau. 2 cọc âm (-) với nhau và hai cọc dương (+) với nhau để tín hiệu có thể truyền từ Ampli tới được cả loa Tweeter và Bass. Trong cách đấu này, một Ampli và một bộ dây loa cùng cấp tín hiệu cho cả loa Tweeter và loa Bass trong một thùng loa. ( xem sơ đồ đấu loa song song ).
- Đấu loa nối tiếp: Hai hoặc nhiều loa được gọi là đấu nối tiếp (seria) khi cực dương (+) của loa này đấu với cực (-) của loa kia, còn lại đấu vào main.khi đấu nối tiếp thì tổng trở tăng lên 16om (nếu mỗi cái loa là 8om). chú ý khi đấu nối tiếp thì hai cái loa phải hoàn toàn giống nhau.
Trở kháng tương đương loa sẽ là: Ztd = Z1 + Z2 + … + Zn. Ưu điểm của cách đấu dây loa nối tiếp này chính là khi sảy ra sự cố ở dàn âm thanh thì hệ thống vẫn hoạt động bình thường, các loa sẽ thay thế và đảm nhiệm vị trí cho nhau.
- Kiểu đấu 2 ampli với loa: Trong kiểu đấu loa này cần sử dụng 2 Ampli và 2 bộ dây loa. Tín hiệu từ CD ra qua Preampli rồi đưa vào 2 Ampli công suất riêng biệt. Một cái chuyên “đánh” loa Tweeter cho 2 kênh, cái còn lại chuyên “đánh” loa Bass của hai kênh. Âm thanh của Bi-amp có sự cải thiện đáng kể so với Bi-wire: trong trẻo hơn, mạnh mẽ hơn, tách bạch hơn.
- Đấu loa song song và nối tiếp: Đây là sự kết hợp của 2 cách đấu loa trên, nó sẽ mang đến cho bạn những tiêu chuẩn về âm thanh chất lượng nhất. Tuy nhiên trên thực tế bạn cần phải am hiểu về âm thanh thì mới sử dụng được cách này. Hãy liên hệ ngay với amthanhsankhau để được trợ giúp tốt nhất nhé.
- Digital interconnect (dây tín hiệu digital): Là một dây tín hiệu đơn truyền tín hiệu digital, thông thường từ CD transport hoặc các nguồn digital khác tới bộ xử lý digital. Dây digital có loại làm bằng kim loại (coaxial) và loại làm bằng plastic hoặc thuỷ tinh hữu cơ (optical).
- Speaker cable (dây loa): Dây loa có nhiệm vụ chuyển tải các tín hiệu mức cao (vài đến hàng trăm volt) từ ampli đến hệ thống loa.
- Single-end (dây đơn loa): Mỗi đầu chỉ có hai cọc đấu, đây là kiểu phổ biến nhất hiện nay.
- Dây loa bi-wire, tri-wire: Mỗi đầu có 2 hoặc 3 cọc đấu, dùng cho các loa có thể đấu 2 hoặc 3 đường tiếng độc lập.
Với 4 cách đấu dây loa mà chúng tôi chia sẻ trên đây hy vọng bạn sẽ tự mình chủ động được trong quá trình vận hành hệ thống âm thanh. Hãy đến với chúng tôi, các bạn sẽ được tư vấn lắp đặt âm thanh sân khấu chuyên nghiệp nhất. Các giải pháp cho âm thanh sân khấu được Trung Chính Audio (TCA Group) tư vấn luôn là sự hợp lý nhất cho khách hàng. Trung Chính Audio chuyên phân phối Thiết bị âm thanh nhập khẩu.
Địa Chỉ 1: 488 Trần Khát Chân, phường Phố Huế, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024 36 286 033 - 0902.188 .722 ( Mr Văn)
Địa Chỉ 2 : 365 Điện Biên Phủ, P4, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: 0903.400.600 - 0909.37.34.74 ( Mr Sử)