Khái niệm đơn vị đo cường độ âm thanh Decibel(db)

  • Ngày đăng:
  • Lượt xem: 18567

Nhiều người chỉ chú ý đến loa của họ được bao nhiêu Watt (W) mà quên rằng cường độ âm thanh mà loa có thể phát ra là bao nhiêu decibel (dB) cũng là một yếu tố quan trọng. Bài viết sẽ chia sẻ rõ hơn về khái niệm decibel- Đơn vị đo cường độ âm thanh.

Nếu trong vai trò là một người bán loa hay thiết bị âm thanh, bạn sẽ hay gặp trường hợp người mua hàng đến và tìm mua loa với mức công suất 500W, 1000W để về chơi trong gia đình, quán cafe, hội trường hay phòng họp của đơn vị mình. Và trong suy nghĩ của những người tìm mua loa này thì mức công suất kể trên là "đủ to" để phục vụ cho không gian họ đang có. Tuy nhiên thực tế thì người mua loa đang nhầm lẫn giữa công suất hoạt động của loa và độ lớn âm thanh mà loa có thể phát ra. Vì thực tế đơn vị để đo cường độ âm thanh là decibel (dB), nó mới là nhân tố chính để quyết định xem âm thanh của bạn to được đến mức nào.

=>> Tham khảo thêm:

Làm thế nào để đánh giá được độ nhạy của loa

Độ nhạy của loa có ảnh hưởng đến chất lượng loa không

Tìm hiểu về đơn vị do cường độ âm thanh Decibel(db)

Khi ta nghe một thùng loa với công suất 100W ta thấy rất lớn và ta sẽ nghĩ là nếu để thêm một chiếc loa nữa bên cạnh đõ ta sẽ nghe to gấp đôi. Nhưng thực tế không phải như vậy, tai con người khi này chỉ có thể cảm nhận âm thanh lớn hơn một chút, chứ không phải lớn hơn gấp đôi.

Khi ta có 100W thì log 100 = 2bel = 20 dB. Tức là, nếu tại một thời điểm nào đó trong không gian có 100W âm thanh thì tại điểm đó tai người sẽ cảm nhận được một áp lực âm thanh (SPL) với đơn vị chuyển đổi là 20 dB.

Giả sử cũng tại điểm đó, ta nâng công suất lên gấp đôi là 200w.

Khi đó ta có: Log 200 = 2,3 bel = 23 đề xi ben.

Như vậy, để tăng thêm áp lực lên 3 dB, ta phải tăng gấp đôi công suất âm thanh.

Với +- 3dB: Có cảm thấy khác biệt chút ít về độ lớn.

Với +- 6 dB: Cảm thấy rõ ràng sự thay đổi lớn .

Với +- 10 dB: Cảm thấy âm thanh lớn gấp đôi.hoặc giảm một nửa.

Mỗi ngành nghề đều có những đơn vị đo đặc trưng mà người làm trong ngành phải biết, ví dụ như với thợ may, thợ xây thì bao nhiêu phân, bao nhiêu centimet (cm), hay bao nhiêu mét (m), người đóng gói hàng hóa thì trọng lượng bao nhiêu kg? Anh bơm xăng là bao nhiêu lít? Và với những người làm âm thanh, bên cạnh công suất loa là bao nhiêu Watt thì độ lớn là bao nhiêu decibel là vấn đề cần quan tâm. Tuy nhiên khái niệm decibel này phức tạp hơn một chút so với các đơn vị còn lại kể trên.

Nói phức tạp là bởi vì mức cường độ âm thanh ở các khoảng cách là không giống nhau. Ví dụ như bạn nghe âm thanh phát ra cách loa 1 mét sẽ khác rất nhiều so với nghe âm thanh khi cách loa 10 mét. Và cũng tùy vào tai mỗi người, có người chịu được mức âm thanh lên đến 130-140dB nhưng hầu hết chỉ nghe được âm thanh ở mức 125dB đổ lại.

Như thế cường độ âm thanh đo được của các loại loa cũng sẽ phải phụ thuộc vào khoảng cách từ nguồn phát đến tai người nghe (hay máy đo). Thông thường thông số này của loa quy ước ở khoảng cách 1 mét. Bảng dưới đây thể hiện cường độ âm thanh của một số môi trường trong cuộc sống:

Tai không nghe thấy gì: 0dB
Rạp phim cách âm, không có tiếng ồn: ~50dB
Văn phòng đang làm việc: ~60dB
Siêu thị: ~70dB
Hội trường, nhà in, xe chạy ngoài dường: ~80dB
Nhà máy sản xuất: 90dB

* Cách tính toán cường độ âm thanh

Thông thường để tính toán ra mức cường độ âm thanh cần thiết cho một không gian, người ta sẽ ước lượng xem mức độ ồn của không gian đó là bao nhiêu từ đó sẽ cần cường độ âm thanh bao nhiêu để nghe đủ. Để âm thanh nghe rõ ràng thì nguồn phát phải cần có cường độ âm lớn hơn môi trường khoảng 6dB, và nếu muốn nghe rõ, hay hơn thì mức chênh lệch phải từ 10-20dB. Cách tính này cần phải căn cứ vào người ngồi xa loa nhất khoảng cách là bao nhiêu, để có thể trừ ra sự suy hao cường độ do khoảng cách để người ngồi xa nhất đó vẫn có thể nghe được âm thanh.

Dựa trên tính toán và đo đạc thực tế, chúng ta có bảng tham khảo dưới đây về sự suy giảm cường độ âm thanh theo khoảng cách:

Khoảng cách (mét) 1 2 4 8 16 32 64
Độ suy giảm (dB) 0 -6 -12 -18 -24 -30 -36

Như vậy với những không gian có chiều dài quá lớn, bạn cần tính toán, ước lượng để bù đắp độ lớn âm thanh sao cho người ngồi xa vẫn có thể nghe thấy. Hoặc nếu khoảng cách quá xa, một giải pháp khác đó là phải trang bị thêm loa ở phía dưới để tăng cường. Tuy nhiên lúc này bạn sẽ phải tính toán đến việc canh delay (Độ trễ âm thanh) cho hệ thống loa của mình.

Trên đây, amthanhsankhau.vn đã hướng dẫn các bạn các đặc điểm và thông tin về đơn vị đo cường độ âm thanh là dB, hi vọng sau bài viết bạn đã biết cách sử dụng nó để phục vụ cho các hệ thống âm thanh mà mình đang có. 

Quý khách đang cần mua loa hội trường jblloa hội trường soundking giá rẻ hãy gọi điện cho chúng tôi để có sự tư vấn tốt nhất. Chúng tôi luôn đặt chất lượng và uy tín lên hàng đầu. Các giải pháp cho âm thanh sân khấu được Trung Chính Audio (TCA Group) tư vấn luôn là sự hợp lý nhất cho khách hàng. 

Trung Chính Audio  (TCA Group) là đơn vị phân phối loa sân khấu nhập khẩu tại Hà Nội và toàn quốc 

Tin Tức

Đánh giá bài viết

avatar
x